Bài 1 – Bạn cần chuẩn bị những gì để lập dự toán?
I/ MỤC TIÊU
Câu hỏi 1: Đọc các bài dự toán này chán ngắt, tại sao em phải đọc?
Trả lời: À, đọc các tin tuyển dụng yêu cầu biết về dự toán, thành thạo phần mềm dự toán. Muốn xin việc, lương cao, nhiều cơ hội phát triển thì cố mà đọc mà hiểu. Mà mấy cái này chưa ăn thua, chỉ là khai phá thôi, còn phải đọc nhiều mới lọt vào nhóm tài giỏi, thu nhập cao, kiếm nhiều tiền được.
Để trở thành người giỏi, 1 cựu CEO người Nhật nói rằng: Không có con đường nào khác là học hàng ngày, học cả ngoại ngữ lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Nếu bạn chỉ cố gắng tương tự như người bên cạnh, kết quả đạt được cũng chỉ như họ. Cần cố gắng hơn người bên cạnh để có kết quả tốt hơn và nên dành 30 phút mỗi ngày để đọc… Thằng bên cạnh có nhà Hà Nội, tp Hồ Chí Minh rồi, bạn chưa có, thế sao bạn dênh dang, lớt phớt như nó được?
Câu hỏi 2: Khi nào thì em nên bắt đầu học? Em mới năm 2, năm 3 có học được không?
Trả lời: Việc học dự toán và làm công trình giống như học võ và thượng đài. Mai lên võ đài, nay mới học võ thì đối thủ nó đấm cho lật mặt. Đừng để nước đến chân mới nhảy, sếp giao việc rồi hoặc đi tuyển dụng mới cuống cuồng đi học dự toán. Làm nghề xây dựng người ta tuyển dụng cứ yêu cầu phải có năng lực, kinh nghiệm. Tích lũy sớm thì có sớm, cơ hội rộng mở hơn. Năm 2, năm 3 cứ đọc hiểu được 50% những thứ này thì ra trường quá đỉnh luôn, thế hệ tôi muốn cũng không có mà học. Các anh/chị thấy đơn vị mình nay mai có dự án hoặc mình chuẩn bị tham gia vào công trình xây dựng thì phải học trước đi, mười mấy năm đây mà mỗi công trình lại mỗi vấn đề không giống ai, không chuẩn bị kiến thức nền khó mà xử lý được.
Câu hỏi 3: Em học trái ngành, bây giờ vào làm ở dự án, công trình xây dựng thì có học được dự toán không?
Trả lời: Được. Ai cũng học được. Trái ngành phải đọc, học nhiều hơn đúng ngành để bù lại. Bạn biết chuyện Thỏ và Rùa chứ? Môn chạy thi chắc chắn là rùa trái ngành rồi, vẫn thắng thỏ như thường. Ví von vậy thôi, chưa chắc bạn đã là rùa nhé, mà chưa chắc mấy ông học đúng ngành đã là thỏ vì có học đâu.
Gửi bạn câu này: Tích lũy đủ về lượng, sẽ đạt sự nhảy vọt về chất.
Rồi nhé, mấy câu hỏi để thông tư tưởng. Mục tiêu đặt ra: Đón đọc cho hết khoảng 10 bài về dự toán tôi sắp viết, vật vã tra cứu, đọc, tìm hiểu tài liệu để Thông hiểu về dự toán. Xong còn phải trang bị nhiều thứ nhé. Chứ biết dự toán chưa phải là cái gì ghê gớm đâu.
II/ THỰC HIỆN
1/ Chuẩn bị Các cơ sở pháp lý
– Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
– Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
– Các tập định mức dự toán do Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành… công bố.
Ví dụ: Lập dự toán phần xây dựng bạn cần các tập định mức: 1776/BXD-VP, 1091/QĐ-BXD, 1172/QĐ-BXD, 587/QĐ-BXD…
– Các tập đơn giá địa phương nơi xây dựng công trình ta đang lập dự toán công bố (tuy nhiên, giờ có thể bỏ không cần dùng cái này vẫn lập được dự toán)
– Công bố giá vật liệu Liên Sở Xây dựng – Tài chính. Ví dụ: Lập dự toán công trình VP GXD ở Hà Nội thì cần công bố giá vật liệu Hà Nội
– Các báo giá thị trường về vật liệu, nhân công
– Văn bản hướng dẫn có liên quan của địa phương, ngành
– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư
– Các tài liệu khác có liên quan
Câu hỏi 1: Vì sao lập dự toán phải có các cơ sở pháp lý?
Câu hỏi 2: Vì sao lập dự toán lại phải cần quyết định phê duyệt dự án đầu tư? Nó đã xong ở giai đoạn trước rồi mà?
Câu hỏi 3: Nghị định số 32 có những mục, điều, khoản nào quy định liên quan đến dự toán xây dựng?
Câu hỏi 4: Người mới tìm hiểu về lập dự toán thường lo lắng nhất vấn đề gì?
Câu hỏi 5: Ngoài báo giá VL thị trường thì người lập dự toán có thể lấy báo giá ở nguồn nào nữa?
Bạn trả lời được các câu hỏi trong bài không? Nếu không hãy đem đến lớp học dự toán bạn tham dự hỏi thầy giảng giải cho nhé. Nếu không thì vào đây post lên mà hỏi
Các thảo luận mới