Chọn trang

Phương pháp lựa chọn thép xây dựng

Phương pháp lựa chọn thép xây dựng

Phương pháp lựa chọn thép xây dựng

Để chuẩn bị xây dựng ngôi nhà của chính mình thì việc chọn lựa mua sắt thép sẽ khiến bạn đau đầu nếu như bạn không tham khảo vấn đề này từ đơn vị thiết kế của bạn. Vì bê tông có sức chịu nén tốt nhưng chịu kéo và uốn kém. Do đó, thép phải được bố trí trong bê tông để có thêm sức chịu đựng là cần thiết… (bê tông cốt thép). Bạn nên lựa chọn thép từ những thương hiệu có uy tín trên thị trường.
Trên thị trường hiện nay sắt thép xây dựng được sản xuất theo nhiều loại khác nhau. Tùy theo công năng của từng loại công trình nhỏ hay lớn mà chọn mua sắt sắt thép xây dựng cho tương ứng. Đối với sắt thép xây dựng công trình dân dụng, hầu hết các đơn vị, nhà máy sản xuất có quy mô lớn đều có quy trình sản xuất giống nhau.

1. Các loại thép uy tín trên thị trường

Ngoài các loại thép của các nhà máy lớn như Thái Nguyên, Công ty Thép miền Nam, Thép Pomina, còn có sản phẩm của các công ty liên doanh như Việt – Úc, Việt – Nhật hoặc nhà máy liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan, Tầu Khựa… mà người bán  thường gọi là sắt thép ngoại. Giá sắt thép ngoại trên thị trường thường cao hơn sắt nội do các công ty lớn sản xuất chút đỉnh.
Tâm lý người Việt thường chú trọng thép nhập khẩu nước ngoài hơn, tuy nhiên bạn không nên phân biệt loại sắt thép nội hay ngoại vì nó đều được sản xuất theo tiêu chuẩn của VN.

2. Các loại thép kém chất lượng

A. THÉP GIA CÔNG

Bạn cần lưu ý là trên thị trường còn có loại sắt do các cở sở sản xuất tư nhân cán… Loại này không nên sử dụng để đổ cột, sàn, dầm cho nhà cao tầng vì chất lượng không đảm bảo.

B. THÉP ÂM (THÉP THIẾU/THÉP NON)

Trên thị trường hiện nay, dân xây dựng chuyên nghiệp đều biết đến khái niệm sắt “âm”, hay là sắt gầy. Loại sắt này nom bề ngoài thì không khác gì thép “chuẩn”, nhưng thực tế thì đường kính nhỏ đi chút ít, từ 0,5 – 0,8 ly. Cái khác nhất chính là giá. Giá thép “gầy” bao giờ cũng thấp hơn giá thép tiêu chuẩn, chính điều này đã khiến sắt gầy luôn là sự lựa chọn số một của dân làm công trình, nhẩm tính sơ cũng thấy chủ thầu sẽ lợi bao nhiêu nếu dùng loại thép này.
Người bán hàng cho rằng, việc hao hụt đôi chút về kích thước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, nhất là đối với nhà dân dụng. Nhưng với người tiêu dùng bình thường, ít ai phân biệt được “gầy” và “béo” bằng mắt thường, chủ yếu chỉ căn cứ vào thương hiệu sản phẩm và hình thức bên ngoài của cây thép. Còn đối với các kỹ sư thiết kế thì đây là vấn đề lớn. Vì 1 thanh thép “gầy” thì không sao, nhưng công trình hàng vạn thanh thép. Việc hao hut này không thể coi nhẹ được.
Không chỉ các cơ sở sản xuất thép gia công mới sản xuất loại thép hao hụt này, mà không ít doanh nghiệp thép lớn, có tên tuổi cũng có loại sản phẩm này. Chủ thầu xây dựng, xây nhiều công trình một lúc, có thể đặt hàng tại công ty với số lượng lớn. Việc sản xuất loại thép gầy này trước kia một số công ty thép đã làm thử một cách công khai như có các loại thép được đăng ký mã số dưới mức tiêu chuẩn hiện hành. Hiện nay, các công ty này đã bỏ (trên danh nghĩa) việc sản xuất loại này, nhưng thực tế khách hàng cần thì vẫn có.
Thép gầy, thực ra không mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất, thậm chí nếu xảy ra chuyện còn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín sản phẩm và thương hiệu. Giá thép bán ra cho đại lý được tính theo cân, nên gầy hay béo giá vẫn thế. Nhưng nhiều nơi vẫn phải chấp nhận sản xuất do áp lực từ phía nhà phân phối. Như trên đã nói, giá thép gầy và đủ chênh lệch nhau khá lớn, trong khi về cảm quan lại khó phân biệt, nên người bán hàng thường nhập nhằng hai loại này với nhau, để thu được khoản lãi lớn hơn. Họ có thể bán rẻ hơn chút ít so với thép tiêu chuẩn ở chỗ khác, và thế là vừa bán được nhiều hàng, vừa có lãi cao. Nhiều đại lý lớn hiện nay vẫn móc nối với công ty thép để đặt hàng loại sản phẩm này.
Thiệt hại về phía người tiêu dùng chính yếu vẫn là phải mua loại hàng giá cao hơn giá thực tế. Thép nhà máy có hao hụt đôi chút vẫn tốt hơn thép gia công, lẫn nhiều tạp chất, và cũng thường xuyên thiếu. Nếu như tại các công trình lớn, nhà cung cấp luôn được yêu cầu phải có giấy chứng nhận bảo đảm độ chuẩn của thép như một điều kiện bảo hành, thì việc này lại ít nhà dân nào chú ý đến (vì một lẽ đơn giản, nhà dân xây xong là xong, chẳng bao giờ bị … thanh tra).
Thực ra hệ thống chuẩn trong đo lường chất lượng thép đã có từ lâu, nhưng cái khó là kiểm tra. Với thép xây dựng trong nước, hiện nay có quy định doanh nghiệp phải tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong một phát biểu trên báo chí gần đây, ông Phạm Ngọc Trân, tổng cục phó Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng thừa nhận, nếu như doanh nghiệp không tiến hành thủ tục công bố hoặc công bố chất lượng nhưng thực tế thực hiện lại không đúng, cũng không có cơ sở chế tài nào vì trong quy định hiện hành không có. Thiếu biện pháp chế tài thì kiểm tra cũng bằng thừa. Một lý do khác là mặt hàng thép không thuộc danh mục hàng hoá bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, cũng không thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Ðể có thể có một sự kiểm định chuẩn mực hơn, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, có lẽ sẽ còn phải chờ đợi. Trong thời gian đấy, chuyện “bắt tay” giữa nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn tiếp tục mang lợi nhuận tới cho một số người, và thiệt hại cho vô số người khác. Thị trường cạnh tranh không có sự kiểm soát đã trở thành cạnh tranh một chiều!.
Kinh nghiệm làm nhà

Thông tin về các Tác giả

Thái Anh Nguyễn

Kỹ sư Công ty CP Giá Xây Dựng

Để lại một trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

KHÓA HỌC ƯỚC MƠ

Hỗ trợ mua phần mềm

Ms Thu An: 0985 099 938

Hỗ trợ khách hàng

Hotline: 1900 0147

Follow Us