Lập dự toán nhiều hạng mục trên cùng 1 file dự toán
Khi mới đi làm, vào 1 công ty tư vấn, tôi được các anh/chị đi trước giao cho tập bản vẽ và tập giấy yêu cầu ngôi liệt kê các đầu việc… Khi đó chỉ lo sợ thiếu đầu việc.
Giờ với các bạn học viên lớp Đo bóc, lập dự toán công trình GXD tôi cũng luôn nhắc: Đầu việc, Biện pháp thi công…
Sưu tầm được DANH MỤC CÁC CÔNG TÁC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẦU thường gặp và BIỆN PHÁP THI CÔNG SƠ LƯỢC, share lại các bạn.
Lưu ý để mà làm việc nhé bạn, tiền cả đấy, làm lĩnh lương mà:
1. CÔNG TÁC ĐÀO, ĐẮP, VẬN CHUYỂN ĐẤT, ĐÁ (chương 2, mã AB)
1.1. ĐÀO, ĐẮP ĐẤT, ĐÁ
– Đào, đắp đất, đá. Các công tác làm đất bao gồm: san ủi tạo mặt bằng thi công, đào đất trong hố móng, đắp đất nền đắp đầu cầu và đắp đảo nhân tạo phục vụ thi công.
– Công tác làm đất phải đảm bảo yêu cầu thi công công trình đúng kích thước thiết kế, mái đất ổn định, nền đắp đảm bảo độ chặt (K85, K90, K95, K98), không bị lún, nền đào giữ được trạng thái đất nguyên thổ.
– Biện pháp thi công: máy hoặc máy kết hợp thủ công. Mỗi loại đất có mức độ khó khăn khi làm khác nhau phụ thuộc vào cấp đất (C1, C2, C3, C4) và do đó phải chọn máy thi công cho phù hợp. Tính toán cho công tác lập kế hoạch và lập Dự toán.
– Công tác chuẩn bị: chuẩn bị mặt bằng, vét hữu cơ, gốc cây, lên khuôn công trình…có trường hợp phải làm đường tránh, rào ngăn và di dời công trình ngầm. Khi địa hình trũng cần đào hệ thống rãnh thoát nước dẫn ra ngoài khu vực thi công.
1.2. ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG TRÊN CẠN, KHÔNG CÓ KẾT CẤU CHỐNG VÁCH
– Hố móng có chiều sâu theo thiết kế từ 3m trở lại, vách hố móng có mái dốc thường là 1:0.75 – 1:1
– Biện pháp thi công: Dùng máy đào, đứng ở vị trí sao cho mép bánh lốp hoặc cạnh dải xích cách mép hố móng 1, 0m và di chuyển dọc theo chiều dài cạnh hố móng để đào lấy đất lần lượt từng lớp. Khi đào cách cao độ thiết kế của đáy móng 0,5m thì đào hoàn toàn bằng thủ công (vừa đào vừa kiểm tra cao độ).
Đất được vận chuyển lên hố móng bằng thủ công, đi theo bậc lên xuống tạo trên taluy hố móng hoặc xúc đổ vào thùng rồi dùng cẩu đưa lên hố móng và đổ ô tô.
1.3. ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG TRÊN CẠN, CÓ KẾT CẤU CHỐNG VÁCH
– Khi hố móng lớn hơn 3m hoặc nền yếu (cát chảy), người ta dùng tường vách.
– Giữa 2 mặt tường ván đối diện nhau có hệ thống văng chống ngang tạo thành các ô hoặc các khe ngang gây khó khăn cho lựa gầu của máy đào lấy đất trong hố móng. Tùy theo có thể dùng máy đào gầu nghịch hay máy đào gầu ngoạn.
– Nếu văng chống chỉ gồm 1 hàng thanh chống ngang, tạo thành các khe ngang, dùng máy đào chạy dọc theo mép hố móng và lựa gầu lấy đất theo các khe này, đất đổ lên xe ben tự đổ và chuyển ra bãi thải.
– Nếu kết cấu văng chống là 1 khung gồm các thanh chống theo chiều ngang và thanh chống theo chiều dọc thì hố móng tạo thành các ô thì không thể dùng máy đào, khi đó dùng máy xúc gầu ngoạm, thả gầu qua các ô để đào lấy đất trong hố móng. Đất đưa lên có thể đổ lên ô tô hoặc đưa ra cách xa mép hố móng và đổ đống, sau đó dùng máy ủi san phẳng.
1.4. ĐÀO ĐẤT TRONG HỐ MÓNG BỊ NGẬP NƯỚC
– Tiến hành đóng vòng vây cọc ván xung quanh phạm vi móng và đào đất trong vòng vây để tạo hố thi công bệ móng. Sau khi đào lấy đất đến cao độ thiết kế đáy móng được đổ một lớp bê tông và bơm cạn nước.
– Đào đất hồ móng trong điều kiện ngập nước bằng một trong hai biện pháp: Dùng biện pháp gầu ngoạm và biện pháp xói hút.
– So với MNTC, nếu chiều sâu ngập nước Hn <2m, thiết bị đào và vận chuyển đất phải thẳng đứng và di chuyển trên đường công vụ hoặc trên sàn đạo.
Nếu chiều sâu ngập nước Hn>= 2m, sử dụng các phương tiện nổi là sà lan hoặc hệ phao làm bằng thi công trên mặt nước.
– Nếu đào trong trường hợp nền sét, sét pha hoặc cát thô, cát lẫn sỏi sạn, trong hố móng không bị vướng các đầu cọc thì nên sử dụng máy đào gầu ngoạm có dung tích gầu từ 1,2 – 2,5m3. Khi Hn <2m, bố trí xe cầu di chuyển trên đường công vụ để đào lấy đất ở các vị trí của hổ móng và đất thải được đổ sang bên cạnh.
Khi Hn >=2m đặt xe cẩu đứng cố định trên phao thả gầu, lấy đất ở trong hố móng rồi đổ đất ra sông hoặc đổ vào xà lan vận chuyển.
– Với nền cát, cát lẫn sỏi cuội rời rạc và đặc biệt nền đào bị vướng đầu cọc đào đất hố móng bằng biện pháp xói hút hoặc hút thủy lực?
Khi gặp đất nền chặt, sử dụng thiết bị xói hút có các đầu vòi xói nước để phá đất nền thành bùn với các hạt rời và dùng đầu hút để hút hỗn hợp bùn thải ra ngoài. Máy hút có 2 loại (máy hút khí động thổi bằng hơi ép và máy hút thủy lực dùng bơm ép nước).
2. CÔNG TÁC NỔ MÌN
Nổ mìn dùng để phá vỡ 1 khối đá lớn và trong một số trường hợp sau:
– Phá đá dưới đáy hố móng
– Phá móng và mố trụ cầu cũ
– Phá dỡ kết cấu nhịp cầu cũ
Có 3 biện pháp nổ mìn: Nổ mìn ốp, nổ mìn lỗ và nổ mìn buồng.
3. CÔNG TÁC BÊ TÔNG (chương 6, mã AF)
– Chuẩn bị vật liệu
– Chế tạo hỗn hợp vữa bê tông
– Vận chuyển vữa
– Đổ và đầm bê tông
– Bảo dưỡng bê tông.
Vữa bê tông trong công trình thường được sử dụng các loại bê tông sau:
– Vữa bê tông chế tạo tại chỗ bằng máy trộn di động
– Vữa bê tông chết tạo tại trạm trộn xây dựng trên công trường
– Bê tông tươi mua
4. CÔNG TÁC CỐT THÉP (chương 6, mã AF)
– Cốt thép thường
– Cốt thép DƯL
(cốt thép dự ứng lực hay dùng trong chế tạo dầm bê tông cốt thép ứng suất trước)
Công tác cốt thép sẽ bao gồm: Gia công cốt thép, lắp dựng khung cốt thép của kết cấu bê tông cốt thép.
5. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN (chương 6, mã AF)
Ván khuôn dùng để đúc các kết cấu bê tông. Ván khuôn có thể bằng gỗ, thép và bằng nhựa tổng hợp. Ván khuôn gỗ sử dụng khi số lần luân chuyển ít và có thể khai thác vật liệu sử dụng tại địa phương.
Yêu cầu ván khuôn cho các công tác:
– Kết cấu ván khuôn phải bền vững, chịu được tải trọng tác dụng lên.
– Kết cấu đủ cứng, không biến dạng, tạo được hình dạng kết cấu đúng thiết kế
– Cấu tạo phải kín, giữ được nước, xi măng
– Bề mặt nhẵn, tạo bề mặt bê tông chất lượng cao và dễ bóc
– Dễ lắp dựng và tháo dỡ.
6. CÔNG TÁC ĐÓNG CỌC (chương 3, mã AC)
Cọc BTCT tiết diện vuông (45x45cm), Cọc tròn (D<100cm)
7. CÔNG TÁC KÍCH KÉO
7.1 Thao tác thủ công
7.2 Lao kéo
7.3 Những trang thiết bị phục vụ công tác lao kéo dọc
– Bàn tời: có tời quay tay và tới chạy điện
– Hố thế: có hố thế đứng và hố thế nằm
– Dây cáp và phụ tùng của dây cáp: dây cáp thường được chế tạo từ loại thép cường độ cao, đường kính 0.5-2mm. Việc bện dây cáp được phân làm: Bện đơn, bên kép, bện ba, bên hỗn hợp, bện thuận chiều, bện ngược chiều, bện thuận nghịch kết hợp.
7.4 Kích nâng:
Tác dụng: nâng, hạ vật nặng và có thể di chuyển trong 1 phạm vi ngắn
8. CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ THI CÔNG:
– Cầu tạm: phục vụ thi công và vận chuyển cho thi công, đảm bảo an toàn giao thông. Hay còn gọi là cầu công tác
– Đà giáo: Dựng lên đỡ kết cấu nhịp chính trong giai đoạn kết cấu nhịp chính chưa có khả năng chịu được trọng lượng bản thân. Đà dáo dùng cho bt tại chỗ dầm chủ, đà giáo dùng cho đổ bê tông xà mũ trụ, đà giáo dùng cho lắp ráp tại chỗ cầu thép, dàn thép.
– Trụ tạm: Làm trụ đỡ và là bộ phận của cầu tạm và đà giáo hoặc có thể là 1 kết cấu độc lập dùng để tạm thời đỡ kết cấu nhịp chính trong thời gian thi công.
– Ngoài ra còn có: Đảo nhân tạo, hệ nối, dàn giáo, sàn đạo…Khi công trình cầu thi công trên cao hoặc trong điều kiện ngập nước.
– Công trình chống vách: có thể là tường ván hoặc tường cừ (cừ Larsen)
– Công trình ngăn nước: vòng vây
– Công trình phụ trợ công tác kích kéo: đường trượt, mũi dẫn, hố thế, neo, giá long môn
9. THI CÔNG MÓNG KHỐI TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN
9.1 Biện pháp thi công hố móng
– Thi công hố móng bằng phương pháp đào trần
– Thi công hồ móng có kết cấu chống vách
– Thi công hố móng trong điều kiện ngập nước
9.2 Xử lý hố móng
9.3 Bơm nước trong hố móng
9.4 Đổ bê tông móng khối
9.5 Đắp đất hố móng
10. THI CÔNG MÓNG CỌC CHẾ SẮN
10.1 Thi công móng bệ chìm trên cạn
10.2 Thi công móng bệ nổi trên cạn
10.3 Thi công móng cọc trong điều kiện nước ngập nông
10.4 Thi công móng cọc trong điều kiện nước ngập sâu:
– Thi công móng bệ chìm
– Thi công móng cọc bệ cao trong vòng vây cọc ván thép
– Thi công móng cọc bệ cao trong thùng chụp
– Thi công móng cọc bệ cao trong thùng chụp có đáy
11. THI CÔNG MÓNG CỌC KHOAN NHỒI (chương 3, mã AC)
11.1 Biện pháp công nghệ thi công cọc khoan:
– Phương pháp thi công khô
– Phương pháp thi công ướt
+ Biện pháp khoan bằng máy khoan ống vách xoay
+ Biện pháp khoan gầu xoay
+ Biện pháp khoan tuần hoàn
+ Biện pháp khoan đập cát
11.2 Công nghệ thi công cọc khoan nhồi có sử dụng vữa sét chống vách
– Ống chống vách trên miệng hố khoan
– Hạ ống chống vách
– Dung dịch khoan
– Khoan tạo lỗ cọc
– Một số sự cố xảy ra khi khoan lỗ tạo cọc và cách xử lý
– Xử lý cặn lắng-vệ sinh đáy hố khoan
– Cốt thép cọc khoan nhồi
– Đổ bê tông cọc
11.3 Thi công móng giếng chìm và móng giếng chìm hơi ép
– Biện pháp thi công móng giếng chìm đúc tại chỗ:
+ Chuẩn bị mặt bằng thi công giếng chìm trên cạn
+ Biện pháp đắp đảo nhân tạo
+ Đúc đốt giếng đầu tiên
+ Hạ đốt giếng đầu tiên
+ Đúc nối các đốt giếng (trong thi công cần xử lý những hiện tượng xảy ra trong quá trình hạ giếng chìm, giảm sức ma sát trong quá trình hạ giếng)
+ Xử lý đáy và lấp lòng giếng chìm
– Biện pháp thi công móng giếng chìm chở nổi:
+ Biện pháp đúc, hạ thủy đốt giếng
+ Chở nổi đốt giếng đến vị trí móng
+ Hạ chìm giếng
– Thi công móng giếng chìm hơi ép:
+ Cấu tạo móng giếng chìm hơn ép, kỹ thuật đúc và hạ đốt giếng đầu tiên
+ Cung cấp khí nén trong quá trình hạ giếng
12. THI CÔNG MỐ, TRỤ CẦU
12.1 Thi công mố cầu dầm đúc tại chỗ:
– Thi công mố nặng chữ U bê tông
– Thi công mố chữ U bê tông cốt thép
– Thi công mố chữ T
– Thi công các dạng mố vùi
12.2 Thi công đúc tại chỗ trụ cầu dầm
– Lắp dựng khung cốt thép thân trụ
– Cấu tạo ván khuôn trụ cầu dầm
– Đà giáo dùng cho thi công thân trụ
– Đà giáo dùng thi công xà mũ trụ
12.3 Thi công mố, trụ lắp ghép
– Phân chia kết cấu: mố, trụ thành những cấu kiện đúc sẵn
– Biện pháp gá lắp các khối mố, trụ
12.4 Thi công đá kê gối
12.5 Thi công trụ tháp bê tông cốt thep cầu treo và cầu dây văng:
– Cấu tạo ván khuôn leo và ván khuôn trượt
– Biện pháp thi công phần thân trụ
– Biện pháp thi công tháp cầu
12.6 Thi công trụ tháp bằng thép
13. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU DẦM THÉP
13.1 Đặc điểm trong cấu tạo và trong thi công cầu thép
13.2 Lắp ráp kết cấu nhịp dầm trên bãi
13.3 Thi công lắp đặt dầm thép bằng cần cẩu
– Lắp đặt bằng biện pháp cẩu dọc
– Lắp đặt bằng biện pháp cẩu ngang
13.4 Lao kéo dọc dầm thép trên đường trượt:
– Biện pháp lao kéo dọc
– Cấu tạo mũi dẫn
– Đường trượt con lăn
– Đường trượt bằng bàn lăn cố định
– Kỹ thuật lao kéo
13.4 Thi công kết cấu nhịp dầm théo theo biện pháp lắp ráp tại chỗ
– Biện pháp lắp tại chỗ trên đà giáo và trên các trụ tạm
– Biện pháp lắp tại chỗ theo phương pháp hẫng
13.5 Biện pháp sàng ngang các cụm dầm
13.6 Thi công bản bê tông mặt cầu
– Cấu tạo ván khuôn đổ bê tông mặt cầu
– Tổ chức đổ bê tông bản mặt cầu
– Thi công bản bê tông mặt cầu lắp ghép
13.7 Điều chỉnh nội lực trong dầm thép liên hợp bản BTCT
– Biện pháp sử dụng trụ tạm
– Biện pháp kích – hạ các gối đỉnh trụ
– Biện pháp tạo mô men ngược dấu bằng hiệu ứng dỡ tải
– Biện pháp tạo ứng suất trước bằng kích
14 THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU GIÀN THÉP
14.1 Lắp ráp giàn thép trên mặt bằng
14.2 Lắp ráp giàn thép trên đà giáo
14.3 Thi công giàn thép theo biện pháp lắp bán hẫng
– Lắp bán hẫng có sử dụng nhịp leo và trụ tạm
– Lắp bán hẫng sử dụng dây neo tạm
– Lắp bán hẫng sử dụng nhịp neo tạp lắp trên nền đắp đầu cầu.
14.4 Công nghệ lắp hẫng
– Trình tự lắp các thanh
– Chuẩn bị các thanh trước khi ra lắp
– Biện pháp lắp từng thanh vào nút
– Kiểm soát độ võng khi lắp hẫng
– Cần cẩu chuyên dụng lắp hẫng giàn thép
14.5 Tính toán trong lắp hẫng
– Tính toán kết cấu phụ trợ
– Những biện pháp tăng cường cho giàn thép khi lắp hẫng.
14.6 Lao kéo dọc giàn thép
– Biện pháp thi công, cấu tạo đường trượt
– Cấu tạo mũi dẫn và liên kết tạm giữa các nhịp giản đơn
– Tính toán lao kéo dọc giàn thép
– Biện pháp tháo dỡ mũi dầm và kết cấu nối tạm.
14.7 Thi công giàn thép theo biện pháp lao kéo dọc trên trụ đỡ nổi
– Biện pháp lắp và đưa giàn thép tựa trên trụ đỡ nổi.
– Lao giàn thép trên nền đắp đầu cầu.
– Lao giàn thép vượt qua các trụ trung gian.
14.8 Thi công giàn thép theo phương pháp chở nổi.
– Lắp ráp giàn thép
– Hạ thủy giàn thép xuống hệ nổi
– Chở nổi và đặt kết cấu nhịp trên trụ
14.9 Thi công giàn thép theo biện pháp lao ngang trên đường trượt
14.10 Sơn cầu thép
15. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU BTCT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐÚC TẠI CHỖ TRÊN ĐÀ GIÁO CỐ ĐỊNH
15.1 Phân loại các phương pháp thi công đúc tại chỗ kết cấu nhịp
15.2 Thi công đúc tại chỗ cầu bản và cầu dầm trên đà giáo cố định
– Đà giáo (thiết bị hạ đà giáo, chất tải đà giáo)
– Ván khuôn bản và dầm đúc tại chỗ
– Lắp dựng khung cốt thép và ván khuôn dầm
– Tổ chức thi công dầm trên đà giáo cố định
– Hạ đà giáo và dỡ ván khuôn dầm
15.2 Thi công đúc tại chỗ cầu vòm bê tông cốt thép
– Đà giáo đổ bê tông tại chỗ cầu vòm
– Biện pháp đổ bê tông thân vòm
– Hạ và tháp dỡ giá vòm.
16. THI CÔNG ĐÚC LIỀN KHỐI KẾT CẤU NHỊP DẦM LIÊN TỤC BÊ TÔNG CỐT THÉP THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN ĐOẠN
16.1 Biện pháp thi công đúc hẫng cân bằng
– Đặc điểm cấu tạo của cầu dầm liên tục thi công theo biện pháp đúc hẫng cân bằng.
– Nội dung biện pháp thi công đúc hẫng cân bằng và công nghệ thi công
– Căng kéo các cốt thép ứng suất trước trong thi công đúc hẫng
– Thi công đốt biên
– Biện pháp hợp long
16.2 Biện pháp thi công đúc đẩy
– Khái niệm về biện pháp đúc đẩy, cấu tạo của kết cấu nhịp thi công đúc đẩy
– Mũi dẫn và trụ tạm dùng cho đúc đẩy
– Cấu tạo bãi và chuẩn bị, công tác ván khuôn đốt dầm
– Biện pháp đẩy, gối trượt
16.3 Biện pháp đúc tại chỗ trên đà giáo di động
– MSS khái niệm về phương pháp
– Đặc điểm cấu tạo kết cấu nhịp thi công theo biện pháp đúc trên đà giáo di động.
– Phân loại đà giáo di động, biện pháp di chuyển đà giáo
– Lắp ván khuôn trong
17. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU BTCT THEO PHƯƠNG PHÁP LẮP GHÉP
17.1 Phân loại phương pháp thi công lắp ghép kết cấu nhịp cầu BTCT
17.2 Chế tạo dầm bê tông cốt thép: Theo công nghệ Căng trước và Công nghệ căng sau
17.3 Vận chuyển và di chuyển dầm bê tông
17.4 Biện pháp lắp dầm bê tông bằng cần cầu
– Cần cầu tay với
– Cần cẩu chân dê và giá long môn
17.5 Lắp dầm BTCT bằng các loại giá lao cầu
– Giá lao dạng dầm dẫn kết hợp xe lao dầm
– Thi công lao lắp dầm bằng các loại giá ba chân
– Thi công lao lắp dầm bằng các loại giá hai chân
– Thi công lao lắp dầm cầu đường sắt bằng cẩu công xong
17.6 Thi công kết cầu nhịp dầm BTCT theo biện pháp lao dọc – sàng ngang
– Cấu tạo dầm dẫn
– Cấu tạo giá long môn
– Thi công lao dọc gàng ngang bằng các biện pháp thủ công
17.7 Thi công dầm ngang, mối nối dọc và bản mặt cầu lắp ghép
– Thi công dầm ngang
– Thi công đổ bê tông mối nối dọc dầm chữ T
– Đổ bê tông bản mặt cầu dầm chữ I và dầm Super-T
17.8 Thi công cầu BTCT theo phương pháp lắp ghép phân đoạn
– Đặc điểm cấu tạo cầu BTCT
– Chết tạo các đốt dầm lắp ghép thi công theo biện pháp lắp hẫng và lắp xâu táo
– Biện pháp thi công lắp hẫng cân bằng
– Biện pháp thi công lắp ghép xâu táo
17.9 Thi công lap lắp nguyên từng nhịp dầm BTCT (full span)
– Thi công lap lắp nguyên từng nhịp bằng giá ba chân
– Thi công lắp nguyên từng nhịp bằng giá hai chân bánh lốp có dầm dẫn
18. THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP CẦU TREO VÀ CẦU TREO DÂY VĂNG
18.1 Thi công kết cấu nhịp cầu treo dầm cứng
– Đặc điểm cấu cạo của cầu treo dầm cứng
– Biện pháp thi công kết cấu nhịp cầu treo
18.2 Thi công kết cấu nhịp cầu dây văng
– Đặc điểm cấu tạo của cầu treo dây văng
– Thi công kết cấu nhịp cầu dây văng dầm cứng bằng thép
– Thi công kết cấu nhịp cầu dây văng dầm cứng bằng BTCT
– Biện pháp thi công dây văng
19. THI CÔNG MẶT CẦU (chương 4, mã AD)
19.1 Thi công các lớp phủ mặt cầu
– Thi công lớp tạo dốc ngang mặt cầu
– Thi công lớp chống thấm nước
– Thi công lớp bê tông bảo vệ
– Thi công lớp bt asphan mặt đường
– Thi công vạch sơn
19.2 Thi công khe co giãn
– Thi công khe co giãn bản thép
– Thi công khe co giãn thép chèn ống cao su
– Thi công khe co giãn cao su
– Thi công khe co giãn Moduyn
– Thi công khe co giãn răng lược
19.3 Thi công hệ thông thoát nước
– Thi công hệ thống thoát nước lan can, lề bộ hành
– Thi công hệ thống chiếu sáng trên cầu.
Khi vào Dự toán GXD các mục trên có thể chia ra để tính. Ứng dụng tính năng nhiều hạng mục như video này https://youtube.com/watch?v=xHiM7kkcI9k để trình bày bảng dự toán.
Các thảo luận mới