Hướng dẫn tính toán khối lượng công việc và lập dự toán công trình dân dụng
1. Yêu cầu chung:
Để tính toán, bóc tách khối lượng công việc xây dựng cơ bản cho công tác lập dự toán yêu cầu kỹ sư xây dựng phải nắm chắc:
- Thành phần công việc thực và thành phần công việc quy định trong tập đơn giá, định mức…
- Biện pháp tổ chức thi công của công trình nói chung và từng loại công việc
- Các loại vật liệu cấu thành kết cấu hoặc hạng mục công trình
- Phân loại vật liệu
- Kích thước hình học của các loại kết cấu, hạng mục
- Đơn vị đo cho từng công việc, từng kết cấu, hạng mục
2. Nội dung công việc tính toán, bóc tách khối lượng công trình
- Nghiên cứu thiết kế công trình để nắm được cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của công trình, các yêu cầu về chất lượng, vật liệu, tổ chức thi công…
- Phân tích, liệt kê các công việc thành phần để hoàn thành 1 cấu kiện, 1 hạng mục công trình…Trên cơ sở nghiên cứu thiết kế và tham khảo thành phần công việc trong tập đơn giá xây dựng cơ bản nơi xây dựng công trình
- Chuẩn bị các bảng biểu cần thiết (tham khảo các dự toán đã có của công trình tương tự) để tính khối lượng.
- Tiến hành tính toán khối lượng theo từng hạng mục, từng công việc và thành phần công việc.
3. Các tài liệu cần thiết
- Tài liệu thiết kế tương ứng với từng giai đoạn của dự án: Báo cáo KTKT; Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế BVTC.
- Tập đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương xây dựng công trình.
- Bộ định mức xây dựng cơ bản do BXD ban hành.
- Tài liệu, văn bản hướng dẫn đo bóc, tính toán khối lượng và lập dự toán của Nhà nước ban hành.
4. Những sai sót khi tính toán, đo bóc tiên lượng và lập dự toán xây dựng công trình
a. Những sai sót khi tính toán, đo bóc tiên lượng:
- Thừa thiếu khối lượng từ thiết kế đối với một số khối lượng được thống kê sẵn từ thiết kế. Ví dụ: Bảng thống kê thép, thống kê vật liệu điện, nước
- Tính trùng lặp khối lượng xây lắp khi có phần giao nhau giữa các kết cấu như dầm, cột và sàn…
- Phối hợp giữa các bản vẽ không tốt, không kĩ (BV mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và các bản vẽ mô tả chi tiết kết cấu, bộ phận) dẫn đến việc tính toán bị thiếu sót, không đầy đủ.
- Phân tích khối lượng không phù hợp với công nghệ thi công xây lắp, gộp chung khối lượng các kết cấu trong cùng 1 công tác không theo yêu cầu kỹ thuật
- Bỏ sót các khối lượng công việc xây lắp mà thực tế phải thi công
- Sai số khi thực hiện các phép tính nhân, chia, cộng, trừ
b. Những sai sót khi lập dự toán xây dựng công trình
b1. Sai sót khi áp dụng đơn giá và định mức dự toán xây dựng cơ bản
- Sử dụng định mức, đơn giá không đúng với các yêu cầu kỹ thuật và biện pháp thi công được nêu rõ trong thiết kế: Vữa bê tông mác 100 thì dùng 200 và ngược lại hoặc thi công bằng máy và thi công bằng thủ công,…
- Thiếu độ chính xác, sai lệch trong việc tạm tính hoặc khi áp dụng máy móc các dự toán tương tự do không có các định mức, đơn giá cho một số công tác xây lắp
- Áp dụng thiếu các khoản mục chi phí được điều chỉnh trong đơn giá xây lắp do có sự khác biệt về điều kiện thi công
- Sử dụng không đúng định mức tỷ lệ để tính chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước do xác định sai loại hình công trình xây dựng
b2. Sai sót khi áp dụng các chế độ chính sách của Nhà nước
- Không áp dụng các hướng dẫn điều chỉnh dự toán khi áp dụng các chế độ lương cho người lao động
- Không áp dụng các khoản phụ cấp theo lương tối thiểu (phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động) đối với các công trình xây dựng ở những khu vực được hưởng khoản phụ cấp này
- Không tính các phụ cấp tính theo lương cơ bản (lương phụ lễ tết, phụ cấp thu hút, không ổn định sản xuất) trong dự toán đối với một số công trình được Nhà nước cho phép
- Sai phương thức tính toán các khoản phụ cấp nói trên
Các thảo luận mới