Thống kê khối lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép với Dự toán GXD – bài 1
Thống kê khối lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép với Dự toán GXD – bài 1
Năm 2003, tôi là kỹ sư QS tham gia thi công trường quốc tế Liên hiệp quốc Hà Nội (UNIS, khu đô thị Ciputra). Bản vẽ thiết kế do tư vấn thiết kế nước ngoài thực hiện, thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ, Úc gì đó nên khá là khó đọc, không nhiều thông tin chi tiết như bản vẽ của Việt Nam. Việc thống kê thép khá vất vả, ban đầu tôi dùng Excel thống kê thủ công: trình bày bảng, sau đó đọc bản vẽ lấy số liệu và nhập vào bảng, rồi dùng mắt thường rà tìm các loại đường kính và cộng thủ công.
Bảng tính phải dài cả vài chục trang, tôi cứ mắt dò bên cột đường kính thép dò sang cột trọng, 1 tay gõ phím + còn một tay kích chuột vào ô khối lượng của thanh thép để cộng tổng khối lượng. Công việc này tốn nhiều thời gian, công thức cộng kéo dài vài dòng, nhầm một phát là lại phải mò lại từ đầu, nhiều lúc dò không biết sai chỗ nào. Thế là tôi nghiên cứu để lập ra các công thức Excel dùng hàm Sum, Sumif, If, And, Or… để tự động cộng cốt thép, đơn giản thôi, nhưng biết thì nhanh và nhàn vô cùng.
Khi mới ra trường Excel chưa thạo hàm Sumif, nên tôi lúng túng khi lập hàm để phân biệt được khối lượng của các thanh thép d<=10mm, d<=18mm và d>18mm. Thậm chí nhiều lúc không nhớ khi sử dụng hàm if thì dấu <= thì dấu = để trước hay dấu < để trước trong hàm. Nhân một lần sang 1 Ban quản lý dự án làm việc, tôi thấy 1 bạn sử dụng điều kiện là <11mm, thật là thông minh và thú vị, bởi thỏa điều kiện <11mm tức là <=10mm rồi.
Với lại ban đầu thường ta hay tính khối lượng d<=10mm, khi tính thì lập hàm điều kiện thế nào để khối lượng <=10mm không bị tính lặp lại trong d<=18mm. Ban đầu nghĩ cách sử dụng hàm If lồng nhau với điều kiện And, Or (tức là lập hàm nếu thanh thép nào có đường kính lớn hơn 10mm nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 18mm thì cộng lại). Giải quyết theo hướng này lập hàm khá là phức tạp. Tôi nảy ra cách vận dụng kiến thức toán học sáng tạo 1 chút: Đầu tiên dùng hàm Sumif tính khối lượng cốt thép d<=10mm. Tiếp theo cũng dùng hàm Sumif tính khối lượng d>18mm. Cuối cùng dùng hàm Sum cộng tổng khối lượng cốt thép rồi trừ đi hai khối lượng kia là ra khối lượng cốt thép d<=18mm. Bài toán được giải đơn giản hơn rất nhiều. Sử dụng những gì mình đã học ở phổ thông linh hoạt và sáng tạo trong công việc là vậy bạn ạ.
Sau này khi có lần chỉ trì thẩm tra dự toán 1 công trình, tôi giao cho nhân viên chỉnh sửa số liệu thống kê cốt thép của 1 bản dự toán, tôi ước lượng là bạn đó chỉ mất chừng 15 phút là sửa xong là có thể in ra bảng dự toán điều chỉnh. Tuy nhiên, đợi 2 ngày vẫn chưa xong, tôi hỏi và ngó vào màn hình máy tính thì thấy là nhân viên đó đang đối chiếu từng con số trong bảng thống kê rồi cộng nháp ra ngoài, rồi phải nhớ con số để sang nhập vào ô khối lượng. Trời ơi! Thảo nào mà lâu và vất vả như vậy.
Nhiều vấn đề kiểu như trên, được tôi đúc kết lại và giải quyết trong phần mềm Dự toán GXD. Trong video bài giảng này, tôi sẽ giới thiệu với bạn các nội dung như dưới đây. Bạn chịu khó xem là đã tích lũy được bao tinh hoa, kinh nghiệm mà nếu bạn đi làm chắc cũng phải kha khá lâu mới rút ra được.
– Tìm hiểu bảng tính thống kê cốt thép, đường kính, trọng lượng thép theo m, trọng lượng riêng của thép.
– Chức năng thống kê cốt thép trong phần mềm Dự toán GXD
– Một số hàm Excel sử dụng rất thông minh trong bảng thống kê cốt thép: If, sumif, sum
– Chèn thêm dòng để nhập số liệu các thanh thép
– Tạo bảng thống kê mới cho các câu kiện BTCT khác nhau của công trình
– Cách tra mã định mức, đơn giá cho công tác: ví dụ tra công tác cốt thép móng.
– Cách link khối lượng cốt thép vừa thống kê sang bảng dự toán. Để khi có sự thay đổi về thiết kế, thay đổi cốt thép thống kê thì khối lượng bên bảng dự toán sẽ tự động thay đổi. Giúp các Kỹ sư dự toán, Kỹ sư QS tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc gõ số chết vào ô khối lượng.
Các bạn học viên dự toán GXD, khách hàng sử dụng phần mềm Dự toán GXD và bạn đọc tham khảo video bài giảng sau và thực hành tốt hơn cả hướng dẫn trong video nhé. Video này thầy Nguyễn Thế Anh làm từ hồi mới tập làm video, khi đó phương tiện và thiết bị chưa tốt nên âm thanh hơn nhỏ. Nội dung rất hay và chi tiết, nhưng bạn chịu khó mở volume to lên nhé.
Có thể có bạn sẽ băn khoăn: Vì sao lại phải cộng khối lượng theo phân loại đường kính cốt thép?
Câu trả lời là: Tùy theo công trình, kỹ sư thiết kế sẽ bố trí nhiều loại cốt thép khác nhau. Kỹ sư dự toán, kỹ sư QS phải cộng khối lượng để áp đơn giá. Đơn giá thì được xác định từ định mức. Do định mức sản xuất, lắp dựng cốt thép trong bê tông chia ra làm 3 loại theo đường kính: d<=10mm, d<=18mm, d>18mm. Cho nên kỹ sư dự toán, kỹ sư QS phải phân loại và cộng khối lượng cốt thép theo 3 loại đường kính trên.
Có rất nhiều nội dung muốn chia sẻ với bạn đọc. Nhưng trong khuôn khổ 1 bài viết không chia sẻ hết được. Bạn tham khảo các bài viết trên trang dutoangxd.vn và dutoanduthau.com nhé.
Chúc các bạn học tập nhiều thành công.
Các thảo luận mới